Thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, trên cả nước, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học. Đặc biệt, các tỉnh có điều kiện kinh tế mạnh: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Quảng Ngãi … đã triển khai mô hình phòng học thông minh với nhiều tiện ích, đáp ứng toàn diện nhu cầu giáo dục trong thời đại mới – thời đại công nghệ 4.0.
Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học- nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
Các ví dụ điển hình như:
- Bắc Ninh: đầu tư hơn 1348 phòng học thông minh với kinh phí hơn 420 tỷ đồng (https://baotintuc.vn/giao-duc/hieu-qua-buoc-dau-mo-hinh- phong-hoc-thong-minh-tai-bac-ninh-2019113012571htm)
- Vĩnh Phúc: đầu tư 346 phòng học với kinh phí 146,5 tỷ đồng (http://sokhcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/kinhte-vanhoa- xahoi/Lists/VanHoaXaHoi/View)
- Lào Cai: 128 phòng học thông minh. Tân Yên, Yên Thế: hơn 100 phòng. Đông Triều: toàn bộ các trường.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai xong thí điểm phòng học thông minh, bước sang giai đoạn triển khai toàn diện trên toàn Thành phố (https://nhandan.com.vn/dan-biet-dan-ban/som-trien-khai-mo-hinh-truong- hoc-thong-minh-350394/’)
Tỉnh Hải Dương đã triển khai giai đoạn 1.
Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình phước cũng đã trang bị phòng học thông minh cho các trường trên địa bàn.
Tại Thanh Hóa, Từ cuối năm học 2019-2020, đầu năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai thí điểm mô hình phòng học thông minh tại một số trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa như, Trường THPT Hàm Rồng, THPT Dân tộc nội trú tỉnh; THCS Trần Mai Ninh, THCS Điện Biên… Việc thí điểm mô hình bước đầu phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường. Đánh giá bước đầu triển khai thí điểm mô hình phòng học thông minh của Sở GD&ĐT cho thấy, cả 8 tiêu chí, gồm: Học sinh hứng thú hơn với tiết học; thuận lợi hơn cho học sinh rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, kỹ năng thuyết trình; tiết kiệm thời gian cho giáo viên; bài giảng sinh động, hẩp dẫn hơn; phương pháp giảng dạy của giáo viên linh hoạt hơn; thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, đánh giá trực tiếp; học tập nhóm có hiệu quả cao hơn và tiêu chí thiết bị công nghệ thông tin dễ sử dụng, khả thi đều đạt. Đặc biệt, các bài giảng của giáo viên đã khai thác có hiệu quả hình ảnh, video phục vụ trực tiếp cho bài học, nhất là các thí nghiệm ảo. Đồng thời, sử dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực do các thiết bị thông minh mang lại, như: phương pháp làm việc cá nhân, phương pháp làm việc nhóm, thuyết giảng kết hợp với trải nghiệm thực tế gián tiếp do công nghệ mang lại…( https://baothanhhoa.vn/doi-song~xa-hoi/phong-hoc-thong-minh-va-nhung- hieu-ung-tich-cuc/127928.htm).
Đến nay, ở các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoàng Hóa, Triệu Sơn, Thọ Xuân cũng đã trang bị phòng học thông minh cho một số trường trong huyện với tổng số khoảng 50 phòng.
Có thể nói việc đưa phòng học thông minh vào sử dụng trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan